Với thâm niên hành nghề lâu năm của mình, Kiến trúc của Doshi luôn khai thác những mối quan hệ giữa nhu cầu sống căn bản của con người, sự kết nối bản thể và văn hóa, thấu hiểu những giá trị truyền thống xã hội, trong bối cảnh thực tại và môi trường xung quanh, thông qua qua sự phản ứng với phong trào hiện đại. Doshi miêu tả kiến trúc như sự mở rộng của vật thể, tìm kiếm cách sử dụng vật liệu phù hợp để đề cập tới công năng, khí hậu, cảnh quan và đô thị hóa.
“Chúng ta chưa bao giờ thấu hiểu cuộc sống này, mà chỉ giả định vậy. Khi một vật thể được tạo ra trong đó, nó hình thành nên sắc thái. Đó là một thành quả, mỗi bậc thang của thành quả này đều khác nhau, với mỗi bước đi ta lại có thêm góc nhìn mới. Tôi luôn cảm phục thiên nhiên, kế thừa từ nó.”
Theo quan điểm của Doshi, trong Kiến trúc sự cảm nhận có trước, hình khối đến sau, chính trật tự này đã tạo ra mối liên kết, gắn bó sự hiện hữu không chỉ với hình khối vật chất mà còn với đôi mắt, âm thanh, các giác quan. Và tiếp đến, cảnh quan mới bắt đầu định hình.
Có thể nói với sự am hiểu sâu sắc về trách nhiệm và mong muốn đóng góp cho đất nước và người dân thông qua kiến trúc chân thực và chất lượng, Doshi đã thực hiện những dự án cho các viện hàn lâm, văn hóa, quản trị và nhà ở cho khách hàng riêng.Ông nhận thức rõ ràng về bối cảnh công trình của mình. Giải pháp của ông tập trung vào những yếu tố xã hội, môi trường và kinh tế do đó kiến trúc của ông gắn kết hoàn toàn với sự bền vững.
“Câu hỏi muôn thuở về cách tổ chức không gian, ánh sáng vốn luôn tồn đọng trong kiến trúc, song nhà trường lại không đề cập đến chúng. Đây là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới trải nghiệm của chúng ta, thiếu đi nó thì linh hồn trong kiến trúc không còn sức sống nữa.”
Theo ông, không chỉ Ấn Độ mà nhiều nơi trên thế giới những công trình kiến trúc đặc trưng đang đứng trước nguy cơ mai một vì nhà trường không dạy sinh viên cách bảo tồn những giá trị truyền thống. Những người trẻ đang quá bận tâm sao chép phong cách thiết kế của những quốc gia khác mà quên việc học hỏi kinh nghiệm từ bậc tiền bối để lại. “Đó chỉ là mong muốn bắt chước người khác”, Doshi cho hay.
Theo ông đây là lý do tại sao những tòa nhà chọc trời đơn điệu đang mọc lên như nấm, còn những công trình mang tính lịch sử của Ấn Độ thì bị phá dỡ không thương tiếc, ví dụ như công trình Hall of Nations ở Delhi (1972 -2017). “Vấn đề cốt lõi nằm ở giáo dục, lỗi lầm của chúng ta – những người thầy là đang không biết dạy con em mình về tầm vóc ý nghĩa của giá trị di sản.”
“Mỗi công trình với tôi đều là một hành trình thử nghiệm mới mẻ, dựa trên những giá trị và sắc thái địa phương có sẵn, sự thử nghiệm đó có thành công hay thất bại tôi đều chỉ có một chọn lựa -Nhìn thẳng vào cuộc sống. Tôi đã tìm kiếm suốt nhiều năm qua và lần nào cũng được mê hoặc bởi hành trình ấy. Tôi đã dành cả đời mình và tôi sẽ vẫn vui vẻ làm điều đó trong nhiều thập kỷ tới nữa.”
Hi, have a new week,
Trả lờiXóaI am Thai Linh, the author of this article:
http://nghenhankientruc.blogspot.com/2018/05/balkrishna-doshi-kien-truc-thuc-thu.html#more
Can you supplement my full name - the author of the article?
Thanks!