Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Câu chuyện Bảo Tồn - Huyền thoại New York

1. Sự đi lên và sụp đổ của khách sạn Waldorf - Astoria ở Đường 33rd

Gia đình Astor là một trong các gia đình giàu có ở New York vào thế kỉ XiX, họ sở hữu rất nhiều đất đai ở thành phố này. Nhưng gia đình Astor có sự chia rẻ nhỏ trong nội bộ gia đình. Khu đất đường 33rd bị cắt đôi ra, và xây thành 2 căn biệt thự riêng biệt, ngăn với nhau bằng bức tường rào. Đây chính là khởi đầu của huyền thoại New York. Khi William B.Astor chết, tài sản thừa kế chuyển vô tay William Waldorf Astor. Mặc dù là người đứng đầu của gia đình Astor, nhưng sự nổi tiếng của ông không sánh bằng người cô của mình, người được báo chí nhắc đến "Quý bà Astor" (THE Mrs. Astor). Vì ghen tức với địa vị xã hội của người cô mình, ông ta quyết định sẽ làm cho cô của mình phát khùng lên bằng cách phá bỏ dinh thự của ông đang ở bên cạnh cô mình tại khu đất đường 33rd này, xây dựng một khách sạn xa hoa lộng lẫy. (1)

Tuy nhiên nhắc đến dinh thự nhà Astor một chút. Dinh thự này từng được xem như là nơi tụ họp của nhiều quý tộc lớn của New York thời đó, cụ thể là tại phòng dạ vũ của dinh thự Astor này. Khi William Waldorf Astor quyết định xây dựng khách sạn, mặc dù dựa trên mối thâm thù gia đình, nhưng ông muốn, khách sạn của mình, phải giữ được "tinh thần của Astor", như ông nói "một ngôi nhà... nhưng không phải như một khách sạn mà phải thật gần gũi" (2). Một cách vô thức, ông là người đã dưa ý niệm "kế thừa" vô trong kiến trúc.

Khách sạn WaldorfKhách sạn Waldorf

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

BIM - Hệ thống thiết kế cải tiến tối ưu hóa - IDP.


BIM thường được hiểu là: “Building Information Modeling” hoặc “Building Information Management”
Hiện nay thì việc ứng dụng BIM trong xây dựng đã là xu hướng.
Thực ra với tôi thì BIM là gì  ... thì không quá quan trọng lắm.
Là người hành nghề thiết kế, chúng tôi hiểu rằng một thiết kế tốt là một thiết kế tích hợp nhiều giá trị và tối ưu hóa.
Chi phí để thiết kế và thi công 1 công trình dù là rất tốn kém thì cũng chỉ là 1 phần.
Chi phí bảo dưỡng và vận hành công trình là phần lớn hơn, và chi phí này tăng dần theo số năm.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Balkrishna Doshi – “Kiến trúc thực thụ phải thấu hiểu nền tảng sự sống”

Với thâm niên hành nghề lâu năm của mình, Kiến trúc của Doshi luôn khai thác những mối quan hệ giữa nhu cầu sống căn bản của con người, sự kết nối bản thể và văn hóa, thấu hiểu những giá trị truyền thống xã hội, trong bối cảnh thực tại và môi trường xung quanh, thông qua qua sự phản ứng với phong trào hiện đại. Doshi miêu tả kiến trúc như sự mở rộng của vật thể, tìm kiếm cách sử dụng vật liệu phù hợp để đề cập tới công năng, khí hậu, cảnh quan và đô thị hóa.

“Chúng ta chưa bao giờ thấu hiểu cuộc sống này, mà chỉ giả định vậy. Khi một vật thể được tạo ra trong đó, nó hình thành nên sắc thái. Đó là một thành quả, mỗi bậc thang của thành quả này đều khác nhau, với mỗi bước đi ta lại có thêm góc nhìn mới. Tôi luôn cảm phục thiên nhiên, kế thừa từ nó.”



Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Diễn đàn nghệ nhân

Ngày nay “Nghệ thuật ứng dụng” có vai trò và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong đời sống và văn hóa.
Nghệ thuật ứng dụng không giống nghệ thuật hàn lâm, lí thuyết bởi vai trò ứng dụng và truyền tải nghệ thuật vào cuộc sống. vậy nên trải nghiệm người dùng là then chốt.
Sự cảm nhận của con người nhìn chung có ít nhiều sự khác biệt tùy theo cảm nhận thẫm mỹ và triết lý thẫm mỹ.
Một số ít người có sự cảm nhận khác biệt đi trước số đông, họ là người tạo ra xu hướng.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Vai trò của ánh sáng trong thiết kế kiến trúc



Kiến trúc không chỉ là nghệ thuật sắp đặt không gian mà còn là bản giao hưởng của ánh sáng.
Một ngày với 24 giờ, từ buổi sáng tới buổi chiều là cả một trải nghiệm đầy thú vị với ánh sáng.
Mặt trời thay đổi cường độ, góc độ chiếu sáng đôi khi là cả màu sắc ánh sáng lên công trình kiến trúc.
Tạo ra vô vàn hình khối bóng đổ thú vị lên từng góc không gian.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

giải pháp gia cố công trình trước bão

Trong những năm gần gây, thời tiết ngày càng phức tạp hơn.
Những cơn bão lớn xuất hiện nhiều hơn, sức phá hoại lớn hơn.
Hiện nay chúng ta chưa có khả năng để chống bão hoàn toàn, nhưng bằng những kiến thức về việc gia cố công trình trước bão sẽ giúp hạn chế hư hại do bão gây ra.
dưới đây, Nghệ nhân kiến trúc sẽ giới thiệu những kinh nghiệm, hướng dẫn chọn lọc và hiệu quả có thể ứng dụng rộng rãi.
Đa số thông tin được tham khảo từ tài liệu:
" GIẢI PHÁP CẤU TẠO TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ỔN ĐỊNH CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA GIÓ BÃO & ĐỀ XUẤT MỚI  PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM"
Của KTS Giang Ngọc Huấn.
Phần còn lại được sưu tầm.


Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

NGHỆ NHÂN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC


 Ở Việt nam, khái niệm nghệ nhân được sử dụng với khái niệm và tư duy hạn chế được quy chụp là những người làm nghề thủ công truyển thống hoặc nghệ thuật biểu diễn truyền thống không qua trường lớp.
Đây là suy nghĩ hẹp hòi và sai lệch.
Nghệ Nhân thực chất cũng là người nghệ sỹ, nhưng họ làm ngành nghệ thuật ứng dụng và có kiến thức cùng với tài năng ở mức rất cao.
Kiến trúc sư là người được đào tạo để làm nghề kiến trúc.
Và Kiến trúc chắc chắn là một ngành mỹ thuật ứng dụng.
Nghệ nhân Kiến trúc phải là người hiểu rõ về quá trình chế tạo, lắp dựng, và sử dụng của công trình.
Và dùng kỹ năng để thổi hồn vào không gian.
Bởi vậy, họ là một Nghệ sỹ ứng dụng bậc thầy.
Kiến trúc sư phải hành nghề bằng  trí tuệ và kinh nghiệm, trước khi dùng tới sự sáng tạo. Sự sáng tạo của kiến trúc phải từ nền tảng văn hóa sâu sắc.